0965988528

Đăng ký ứng tuyển

Họ và tên đệm *

Năm sinh

Giới tính *

Địa chỉ

Điện thoại *

Ô có dấu * cần điền đầy đủ thông tin

BẢO TỒN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ONBASHIRA Ở SUWA – NHẬT BẢN

Làm thế nào để duy trì sự tồn tại của lễ hội truyền thống luôn là câu hỏi lớn được đặt ra cho chúng ta. Có thể nói, cộng đồng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống, trong đó có lễ hội. Ở những nơi mà từ xa xưa, mối quan hệ giữa hàng xóm láng giềng tồn tại một cách mật thiết, người ta có thể duy trì và phát triển cộng đồng truyền thống thông qua bảo tồn văn hóa, tập tục truyền thống cũng được tích lũy qua nhiều thế hệ. Và ngược lại, nhờ mối quan hệ làng xóm và vốn xã hội giàu có ở nơi đây, các tập tục văn hóa được bảo lưu và phát triển. Trường hợp lễ hội Onbashira ở tỉnh Suwa, Nhật Bản là một minh chứng cho điều này.

Ảnh 1: Lễ kéo cây xuống núi trong Lễ hội Onbashira ở Suwa

BẢO TỒN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ONBASHIRA  Ở SUWA – NHẬT BẢN

Vùng Suwa có khí hậu ôn đới (lạnh) với những dãy núi cao xung quanh, vị trí địa lý cũng tách biệt với các địa phương lân cận. Có thể nói, Suwa là mang trong mình những đặc trưng “văn hóa Suwa” độc đáo, và vì vậy ý thức “người Suwa” của mỗi cá nhân ở nơi đây cũng rất cao.

Suwa có diện tích trải dài 715km2, trong đó, có vài vùng mang tính độc lập, tính khu vực tương đối cao. Lễ hội Onbashira do các tín đồ thuộc khu vực đền thượng của ngôi đền Suwa taisha tổ chức, bao gồm một khu vực trải dài toàn bộ thành phố Chino, một phần của thành phố Suwa, các ngôi làng và thị trấn Fujimi thuộc quần thể Suwa. Phần quan trọng nhất của lễ hội là chuẩn bị 8 cây gỗ lớn để dựng làm cột trụ của gian thờ thần, nên 18 địa khu (làng và thị trấn) sẽ hợp thành 8 bloc để chuẩn bị các cây cột trụ. Các đệ tử của ngôi đền đóng vai trò chính trong việc tổ chức lễ hội, và toàn bộ nguồn nhân lực cần thiết đều huy động ở các bloc như trên. Chính vì vậy các làng được kết hợp với nhau dựa trên việc tính toán, cân đối về số lượng đệ tử. Để có thể đảm nhận các công việc chung của lễ hội, người ta thường gộp một số làng gần nhau thành một bloc. Các khu vực đảm nhận việc tổ chức lễ hội là (1) Konan, Nakasu, (2) Tomita, Shiga; (3) Chino, Miyakawa; (4) Tamakawa, Toyohira; (5) Kitayama, Yonezawa, Konan; (6) Izuno, Hara; (7) Kanazawa, Fujimi; (8) Honkyo, Sakai, Ochiai. Với sự kết hợp 2 đến 3 làng tạo thành một bloc như vậy, cho dù số đệ tử ít nhiều khác nhau, thì các bloc vẫn đảm nhận cây cột trụ lớn như nhau. Mỗi bloc phải chịu trách nhiệm kéo 1 cây gỗ lớn về dựng làm cột trụ, công việc này đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ trong khu vực được phân công, song không phải lúc nào họ cũng hợp tác với nhau bình đẳng và mật thiết. Mỗi “địa khu” tham gia vào lễ hội trước đây là 1 làng, có những làng có mối quan hệ bình đẳng, nhưng có những làng có một quan hệ chi phối kiểu làng cũ lâu năm tồn tại với làng mới lập. Quan hệ chặt chẽ giữa các làng, vốn là nền tảng cho việc bảo tồn văn hóa truyền thống không dễ dàng thay đổi. Bên cạnh đó, mỗi địa khu cũng có những tập quán, niềm tự hào về truyền thống riêng của họ, cách thức làm việc liên quan đến lễ hội cũng khác nhau, dù cho là các làng ở cạnh nhau, cũng không dễ dung hòa và đồng nhất. Xem xét một cách cụ thể thì thấy rằng, có những khu trùng với khu vực địa lý dân cư sinh sống hàng ngày, nhưng cũng có những khu có mối quan hệ tầng bậc trên dưới và vẫn còn tồn tại các tập quán riêng rất mạnh mẽ. Chính vì vậy ngay trong lễ hội Onbashira, những người tham gia cũng không mặc cùng một loại quần áo lễ hội. Mỗi khu đều có in tên của khu mình trên áo, hoặc mỗi khu mặc một đồng phục khác nhau. Lễ hội Onbashira còn là nơi mỗi người nhìn nhận lại đặc điểm của khu vực mình sinh sống, và một lần nữa xác định cảm giác thuộc về nơi đó.

Điều hành tổng thể lễ hội Onbashira là Tổ chức tín đồ (đệ tử) của đền Suwa taisha, trong đó quan trọng nhất là Hội liên kết đại diện Đền thượng (Thượng xã đại tổng đại liên kết hội). Ở đây, có nguyên tắc là mỗi địa khu (làng) sẽ chọn ra 1 người tham gia vào Tổng đại diện, 8 bloc sẽ cùng liên kết và cùng với các vị chức sắc phụ trách Đền Suwa điều hành toàn bộ hoạt động lễ hội. Tuy nhiên, lễ hội Onbashira vốn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tập quán và sự quyết định độc lập của mỗi địa khu, vì vậy, Hội Tổng đại diện không thể cưỡng chế đối với quyết định của từng địa khu hoặc bloc, mà suy cho cùng cũng chỉ có vai trò điều hành chung đối với các hoạt động của lễ hội. Ví dụ, vào năm 2010, có 2 bloc đã đưa ra phương án kêu gọi sự tham gia của khách du lịch vào hoạt động kéo cây cột trụ do việc thiếu nhân lực trong làng. Nhưng việc này bị các đại diện bloc khác trong Hội Tổng đại diện phản đối, vì họ cho rằng những việc quan trọng của lễ hội phải được các đệ tử đảm nhiệm, kết quả là 1 bloc xin rút ý kiến, còn bloc Kitayama và Yonezawa vẫn đơn độc tiến hành cuộc thử nghiệm.

Cùng với vai trò điều hành toàn thể lễ hội, một vai trò quan trọng khác của Tổng đại diện là kết nối giữa các bloc. Mỗi bloc có ít nhất là 2 địa khu (2 làng), có những bloc có tới 3 làng, họ phải phối hợp với nhau làm việc trong lễ hội, vì vậy, vai trò liên lạc, điều hành của Tổng đại diện là không thể thiếu. Ngoài ra, mỗi địa khu lại có 1 Phó Tổng đại diện và Đại tổng hương đầu cùng đại diện đệ tử được chọn lựa ra, họ cùng có trách nhiệm điều hành lễ hội với Hội Tổng đại diện. Ở cấp độ “khu”, trong cuộc sống thường nhật, trưởng khu có vai trò như một người đứng đầu cộng đồng, chịu trách nhiệm điều hành chung, nhưng riêng những việc liên quan đến lễ hội Onbashira thì người điều hành lại là Đại tổng hương đầu, ngay cả trưởng khu cũng phải tuân theo sự chỉ đạo của vị này. Tuy nhiên, việc phân định rõ các công việc ở cấp độ địa khu của lễ hội và các công việc trong cuộc sống hàng ngày là khá khó, đôi khi việc phân định trách nhiệm công việc của trưởng khu và hương đầu là không thể. Nói cách khác, ở ý nghĩa này, không gian và thành viên  cuộc sống thường ngày ở Suwa và lễ hội Onbashira có sự trùng khớp với nhau.

Ảnh 2: Bện sợi thừng làm “vòng ném” (輪なぐり)

Tại hiện trường thực tế của lễ hội, để có thể kéo cây gỗ lớn mà người ta gọi là cây gỗ thần (御柱 - Onbashira) từ trên núi xuống rồi dựng thành cột, có rất nhiều công đoạn gia công như chặt, đẵn gỗ, kéo cây gỗ tới tận cổng đền Suwa taisha, và trong quá trình dựng cột trụ cũng có nhiều thao tác kỹ thuật khó, người đảm nhận các thao tác kỹ thuật này thường được mỗi địa khu tự quyết định. Ví dụ Toyohira đảm nhận các các công việc kỹ thuật liên quan đến “làm mộc”, “bện thừng”, “làm lưới” (lưới chính, lưới nhỏ, lưới đuổi), điều khiển medo để đưa cây gỗ qua những khúc ngoặt,… có khoảng 16 công đoạn. Địa khu Koto (Hồ Đông) đảm nhận việc bện sợi thừng làm “vòng ném” (輪なぐり), bao gồm các công đoạn mộc như đã nêu trên, những mỗi địa phương có cách làm và tên gọi khác nhau. Mọi người sẽ làm việc theo sự chỉ đạo của người chịu trách nhiệm chính, tùy theo tuổi tác, giới tính, thể lực, kinh nghiệm mà “nam phụ lão ấu”, ai ai cũng đều được phân công công việc một cách phù hợp. Không giống như lễ hội Gion ở Kyoto, người ta tuyển chọn những người thợ trên khắp đất nước cho nhiều công đoạn, ở lễ hội Onbashira, nguyên tắc là chỉ được huy động nguồn lực địa phương mà thôi. Những đệ tử của đền Suwa chỉ truyền dạy kinh nghiệm cho con cháu họ, và truyền thống này vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Ảnh 3: Những người phụ trách đòn bẩy “tekoshu” và kéo gỗ “hikiko”

BẢO TỒN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ONBASHIRA  Ở SUWA – NHẬT BẢN

Giai đoạn chuẩn bị bao gồm các công việc chính là đẵn cây và giăng lưới thừng. Công đoạn này ở mỗi làng lại có cách làm khác nhau, và là phần việc thể hiện rõ nhất sự khác nhau của mỗi địa khu. Việc đẵn cây thực chất chính là công việc của thợ mộc và kiến trúc sư, nó được giao cho hầu hết nam giới đảm nhiệm, họ đều là những nghệ nhân trong nghề. Công việc “đẵn cây” (Kidukuri) này chính là phần quan trọng nhất của lễ hội Onbashira. Vì vậy, có thể nói, những nghệ nhân làm mộc trong giai đoạn này là những người có quyền lực lớn nhất trong khâu chuẩn bị. Cùng với công đoạn đẵn cây, công đoạn “giăng lưới” - vốn quan trọng nhất của phần “kéo cây xuống núi” cũng cần đến sức lực của rất nhiều người, ở đây có sự tham gia của cả nam lẫn nữ. Sợi thừng được bện to, nối mặt trước của cây cột trụ, phần trái phải của phần gốc của nó được gọi là “vòng ném” (輪なぐり), những sợi thừng bện dày nối với chỗ đó gọi là “lưới chính”, sau đó là “lưới nữ” và “lưới nam”, và tiếp theo là “Lưới kéo cây” đều được nối với “lưới chính”. Ngoài ra, khi kéo cây gỗ lớn, cần phải giữ thật cân bằng, nên phía mặt sau của cây cột trụ lại được buộc với một tấm lưới thừng dùng để kéo nó theo chiều ngược lại, nhằm giữ cân bằng, gọi là “Lưới đuổi”, còn có thêm những sợi thừng dài thòng từ những chạc cây “medo” xuống, gọi là “Lưới mệnh”. Trước đây, công đoạn bện sợi thừng thành lưới, đặc biệt là công đoạn quấn thừng được làm hoàn toàn bằng tay. Ngày nay, hầu hết mọi người đều sử dụng sợi thừng lớn có sẵn, tuy nhiên, vẫn còn vài nơi đan lưới với kỹ thuật truyền thống như thôn Izuno và Hara, họ bện thừng xung quanh những cây củi kiếm được trên núi, tạo thành những “cột thừng” rất vững chãi. Nguyên liệu để làm lưới, cách thức đan lưới, đạo cụ sử dụng, cách buộc lưới... mỗi làng đều có những truyền thống riêng của mình. Ngay cả khi trong các bloc không có sự thống nhất, thì họ vẫn ưu tiên truyền thống. Có nghĩa là công đoạn làm lưới được phân công và tiến hành làm riêng biệt trong mỗi bloc. Ví dụ ở Kitayama, Yonezawa, Koto mỗi nơi bắt thăm xem mình sẽ chịu trách nhiệm làm loại lưới gì, còn ở Koto thì phân công công việc theo lệ cũ đã định, ai phụ trách phần việc nào thì tiến hành phần việc đó. Từ đây có thể thấy tham gia vào lễ hội là các đơn vị “làng”.

Trong lễ kéo cây xuống núi, phần việc cần đến thể lực nhiều nhất là chính là “tekoshu” - điều khiển đòn bẩy. Họ sử dụng những cây gậy đòn bẩy ở khoảng cách rất gần cây gỗ, để điều khiển cây gỗ xuống núi. Ở đây có những thanh niên trai tráng, một số người phải leo lên ngồi ở các chạc “medo”. Nếu điều khiển nhầm medo thì rất có thể cây gỗ khi trượt trên đường núi nhỏ hẹp sẽ va phải nhà dân hai bên đường,  hoặc cây gỗ do bị mất cân đối về trọng lực sẽ không di chuyển về phía trước được nữa. Nam giới ở Suwa ngay từ nhỏ đã được cho tập ngồi trên các “medo” để rèn kinh nghiệm. Không còn nghi ngờ gì nữa, “tekoshu” là nơi tập trung ánh mắt của người xem nhiều nhất trong lễ hội, chính là phần “hoa lệ” nhất của lễ hội. Tất nhiên, nếu chỉ “tekoshu” không thôi thì không thể điều khiển được sự di chuyển của cây gỗ lớn, lễ hội còn phải huy động rất nhiều “hikiko” - những người kéo, và đây chính là nơi mà cộng đồng tham gia đông nhất.

Những kỹ thuật và tập quán như vậy trong lễ hội luôn lôi cuốn sự tham gia của không chỉ các bậc trưởng lão giàu kinh nghiệm, mà cả thanh, thiếu niên nữa. Việc ngồi lên trên các “medo” và sử dụng “teko” được truyền thụ lại qua nhiều thế hệ. Những kỹ thuật cực kỳ quan trọng trong các công đoạn của lễ hội Onbashira thực chất không chỉ là những “kỹ nghệ” thủ công truyền thống, nó chính là những hoạt động của cuộc sống thường ngày được nâng cao lên một bước, là “hồn cốt” của đời sống cộng đồng. Lễ hội Onbashira 7 năm mới có 1 lần, nhưng ở đây, các “kỹ nghệ” và “tập quán” tiếp tục được truyền thụ, đây chính là nơi các thế hệ giao lưu với nhau, từ đó nuôi dưỡng ý thức cộng đồng và tinh thần làm việc nhóm.